top of page

5 cách hạn chế phát sinh chi phí bảo dưỡng phương tiện

Mặc dù kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện thường xuyên, đội xe đôi khi vẫn phát sinh nhu cầu sửa chữa không lường trước được. Điều này có thể gây gián đoạn hành trình và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Là nhà quản lý, bạn sẽ cần có biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị tốt để sẵn sàng xử lý khi sự cố xảy ra.


Dưới đây là 5 cách giúp doanh nghiệp hạn chế phát sinh chi phí sửa chữa phương tiện, Dibee mời bạn cùng tham khảo:


1. Tương tác thường xuyên với tài xế


Bạn biết đấy, tương tác trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng dù bạn làm việc ở vị trí nào trong doanh nghiệp. Là quản lý đội xe, kênh tương tác quan trọng nhất chính là giữa bạn và tài xế.


Bạn nên yêu cầu toàn đội xe báo cáo cuối mỗi ngày về tình hình di chuyển, chẳng hạn hôm đó tài xế chạy xe như thế nào, đường xá ra sao, có sự cố đặc biệt nào xảy ra không. Qua đó, bạn sẽ nắm bắt tình trạng phương tiện sát sao hơn và có thể chẩn đoán sớm các bộ phận cần bảo trì.


team-report

2. Thiết lập lịch bảo dưỡng định kỳ


Bảo dưỡng định kỳ không đơn giản là thay dầu và đảo lốp mỗi 5000 km. Để hạn chế chi phí bảo trì phát sinh, nhà quản lý cần lập một danh sách kiểm tra phương tiện, bao gồm các hạng mục chính sau:


  • Kiểm tra cần gạt nước có mòn hay không, có cần thay hay không.

  • Bôi trơn sắt-xi, kiểm tra khung, khớp nối, giảm chấn và thanh cân bằng.

  • Kiểm tra má phanh, đĩa phanh, tang trống, calip, lò xo và vòng móc.

  • Kiểm tra tản nhiệt, dây đai, nhớt, nước làm mát, dầu phanh, dầu hộp số, nước rửa kính, các điểm dễ rò rỉ, cáp điện hở.

  • Kiểm tra xem lốp có bị mòn không đều hay không, đai lốp có đứt hay không, lốp có mất cân bằng hay không


bao-duong-xe


3. Thuê thợ máy riêng


Nếu công ty có điều kiện, bạn nên đề xuất thuê thợ máy riêng sẽ rất có lợi về lâu dài. Vì sao?


Không phải xưởng sửa chữa nào cũng quen sửa nhãn hiệu, mẫu xe và năm sản xuất của phương tiện của bạn. Thông thường, họ sẽ báo bạn thay luôn phụ tùng mới thay vì mất công sửa. Hơn nữa, phụ tùng mới cũng chưa chắc đã đảm bảo chất lượng và độ tương thích. Do đó nếu không có nhiều kiến thức về các dòng xe mà doanh nghiệp đang vận hành, nhà quản lý nên tìm một xưởng sửa chữa uy tín/tuyển dụng một thợ máy có kinh nghiệm về phương tiện của bạn để thực hiện bảo dưỡng định kỳ.


4. Tự mình lái kiểm tra xe


Bên cạnh báo cáo từ tài xế, quản lý cũng nên thường xuyên tự mình lái thử để kiểm tra tình trạng xe.


Nếu không có chuyên môn về máy móc, bạn nên cắt cử phần việc này cho thợ máy chuyên trách để đảm bảo phương tiện luôn trong tình trạng tốt và chẩn đoán sớm được những vấn đề tiềm tàng hoặc tài xế chưa báo cáo.


tho-may-dang-thu-lai

5. Chuẩn bị phương tiện dự phòng


Ngay cả khi đã thực hiện bảo dưỡng định kỳ, đội xe vẫn có thể phát sinh các vấn đề không lường trước, tuy nhiên, tần suất phát sinh sẽ giảm đi rất nhiều. Để đảm bảo việc vận hành được trơn tru, doanh nghiệp có thể cân nhắc chuẩn bị phương tiện dự phòng để thay thế khi có phương tiện cần bảo trì.


Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm ước chừng là cứ mỗi 10 phương tiện thì nên có 1 phương tiện dự phòng. Con số này là vừa đủ để đảm bảo đội xe không gián đoạn hoạt động hay phải tăng công suất các phương tiện khác để bù vào khi xảy ra sự cố.


Trên đây là 5 cách hạn chế phát sinh chi phí bảo trì giúp bạn tối ưu chi phí, đảm bảo hoạt động của đội xe, Dibee hy vọng bạn đã tìm thấy những kinh nghiệm hữu ích cho mình. Chúc bạn thành công!


>>> Để biết thông tin chi tiết về giải pháp tối ưu chi phí vận chuyển và quản lý hoạt động đội xe, liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay!

bottom of page