Trong bài viết trước, chúng ta đã khám phá tầm quan trọng của phát thải carbon vào tình hình biến đổi khí hậu trong bối cảnh tại Việt Nam. Trong số các lĩnh vực khác nhau góp phần vào tổng lượng khí thải của quốc gia, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải lớn nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét tác động của phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí thải carbon trong lĩnh vực này đối với môi trường và nền kinh tế của Việt Nam, và thảo luận về cách các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực này phản ứng với những yêu cầu mới về phát triển bền vững.
Tác động của khí thải giao thông vận tải tại Việt Nam
Giao thông vận tải là một trong những nguồn chính gây ra lượng khí thải carbon tại Việt Nam. Với nhiều phương thức di chuyển khác nhau—bao gồm đường thủy, đường hàng không, đường bộ và đường sắt, với vận tải đường bộ được xem là lĩnh vực trọng tâm. Theo báo cáo ra mắt vào tháng 8 năm 2024 của tổ chức NDC Transport Initiative for Asia, vận tải đường bộ chiếm khoảng 80% tổng lượng khí thải của ngành giao thông và hơn 85% nhu cầu năng lượng của toàn ngành. Sự phát triển dân số và kinh tế của Việt Nam kéo theo nhu cầu về giao thông và tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng, dẫn đến lượng khí thải cũng gia tăng đáng kể. Vì vậy, các tổ chức và doanh nghiệp sở hữu, vận hành đội xe đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp này có thể bao gồm việc giảm tiêu thụ nhiên liệu, áp dụng công nghệ mới và các phương thức thân thiện với môi trường.
Các sáng kiến nổi bật nhằm giảm phát thải carbon trong giao thông vận tải
Trong khi các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia ngày càng đặt ra các mục tiêu giảm phát thải rõ ràng, các doanh nghiệp trong nước với nguồn lực hạn chế vẫn có thể thực hiện những bước đi thiết thực để từng bước chuyển dịch theo hướng bền vững.
Tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn: Việc dần chuyển sang sử dụng các loại phương tiện tiết kiệm nhiên liệu hoặc thân thiện với môi trường hơn (chẳng hạn như xe đạt chuẩn EURO 4 và EURO 5), tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng, và đặc biệt là tầm nhìn dài hạn trong việc theo đuổi xu hướng xanh, có thể giúp cắt giảm lượng phát thải theo thời gian. Song song đó, nỗ lực này có thể bao gồm việc cân nhắc chuyển đổi sang xe điện (EV) hoặc thậm chí là xe chạy bằng động cơ hydro.
Xe điện (EV): Các chính sách giao thông vận tải tại Việt Nam đang dần khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và đầu tư vào các công nghệ mới, tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế và triển khai xe điện vào đội xe của mình được xem nhưng những bước đầu của tiến trình. Trên thực tế, mặc dù xe điện giúp giảm lượng khí thải so với xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch truyền thống trong quá trình vận hành, chúng vẫn gián tiếp gây ra lượng phát thải thông qua việc sử dụng điện để sạc pin, vốn phụ thuộc phần lớn vào nguồn điện từ nhiệt điện. Ngoài ra, việc ứng dụng rộng rãi xe điện vẫn gặp những trở ngại như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, quãng đường di chuyển hạn chế, v.v. Dẫu vậy, tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, việc thử nghiệm xe điện trong giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh đã nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực, góp phần giảm sự phụ thuộc vào phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Xe động cơ hydro: Ngoài EV, xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro cũng là một lựa chọn phát thải thấp đáng cân nhắc khi chỉ thải ra hơi nước, đặc biệt nếu đây là “hydro xanh” được tạo ra bằng cách tách các phân tử nước sử dụng điện từ các nguồn sạch – chúng sẽ còn làm giảm lượng khí thải hơn nữa vì quá trình sản xuất nhiên liệu cũng trung hòa carbon. Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức liên quan đến giá thành phương tiện, mức độ hiệu quả trong tương quan với chi phí sản xuất và tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng. Ví dụ, việc sản xuất hydro xanh có thể dẫn đến tổn thất năng lượng đáng kể và cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ xe chạy bằng hydro vẫn còn trong giai đoạn sơ khai trên toàn cầu, ngay cả ở các quốc gia phát triển. Vì vậy, dù tiềm năng lớn, đây vẫn là lựa chọn chưa phù hợp trong ngắn hạn với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Tận dụng sức mạnh công nghệ: Việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để quản lý đội xe như theo dõi tiêu thụ nhiên liệu, tối ưu hóa lộ trình, hệ thống telematics và giám sát lượng phát thải carbon theo thời gian thực là những giải pháp giúp cải thiện hiệu quả vận hành, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Giải pháp Dibee không chỉ quản lý hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu mà còn cung cấp các công cụ đo lường và báo cáo lượng phát thải của đội xe, dựa trên dữ liệu phong phú, hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định và đưa ra các giải pháp cải thiện nhằm giảm thiểu phát thải trong tương lai.
Xem thêm bài viết: Cách công nghệ số cách mạng hóa quản lý đội xe trong thời đại phát triển bền vững: Bối cảnh tại Việt Nam và vai trò của giải pháp Dibee
Khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn của các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực
Khi các quy định về môi trường ngày càng trở nên nghiêm ngặt, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể cải thiện vị thế cạnh tranh của mình bằng cách nghiên cứu và đánh giá lượng khí thải carbon từ hoạt động kinh doanh, bao gồm vận tải. Từ đó, có thể tìm ra các biện pháp để giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng, và tối ưu hóa quy trình. Việc khuyến khích tư duy và xây dựng văn hóa phát triển bền vững trong nội bộ tổ chức sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng thích ứng và phản ứng hiệu quả khi bối cảnh pháp lý và thị trường có sự thay đổi.
Kết luận
Phát thải carbon là một vấn đề cấp bách không chỉ riêng tại Việt Nam, ảnh hưởng đến sự ổn định môi trường, sức khỏe cộng đồng và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Các chính sách về khí hậu và mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức về khí nhà kính, đặc biệt là khí thải carbon, trong các ngành phát thải lớn như giao thông vận tải. Thông qua việc áp dụng các biện pháp giảm phát thải phù hợp với đặc thù và nguồn lực của mình, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân không chỉ đóng góp vào hành trình phát triển bền vững của đất nước và thế hệ tương lai, mà còn hỗ trợ Việt Nam duy trì một cách tiếp cận cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường trong bối cảnh hiện đại hóa. Điều này đảm bảo một tương lai bền vững cho mọi đối tượng trong xã hội.
Nếu Quý Anh/Chị muốn tìm hiểu sâu hơn về lượng khí thải carbon tại Việt Nam, bao gồm bối cảnh môi trường, kinh tế và các quy định pháp luật, đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi về chủ đề Phát thải carbon - Tầm quan trọng và bối cảnh tại Việt Nam.
-------------
Sẵn sàng phát triển hoạt động vận tải một cách bền vững? Hãy khám phá cách giải pháp Dibee có thể hỗ trợ doanh nghiệp của Quý Anh/Chị đạt được các mục tiêu phát triển bền vững dài hạn. Liên hệ ngay với chúng tôi! chúng tôi!
Hotline: (028) 73 03 66 99
Email: sales@dibee.co
Hoặc gửi yêu cầu của Anh/ Chị tại đây để nhận được phản hồi nhanh chóng từ chuyên gia của Dibee: